Đánh giá tình hình xuất khẩu cát nhiễm mặn

Thứ hai - 08/05/2017 03:27  |  1452
(Xây dựng) - Trong những năm gần đây, tình hình bồi lắng tại các cửa sông, cảng biển liên tục tăng nhanh. Cát bồi lắng đã gây khó khăn cho hoạt động giao thông đường thủy, và ảnh hưởng đến việc thoát lũ tại các cửa sông. Từ thực trạng trên, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương xuất khẩu cát nhiễm mặn tận thu từ các dự án nạo vét tại các cửa sông.
Văn phòng Chính phủ có kiến nghị Chính phủ khẩn trương ban hành Nghị định về quy chế quản lý nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải và vùng nước cảng biển, tạo cơ sở pháp lý cụ thể, khắc phục tình trạng lợi dụng các dự án nạo vét để khai thác cát trái phép.

Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn lực thực hiện dự án nạo vét khơi thông luồng tại các cửa sông, cảng biển có tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu đã huy động được nguồn lực từ các doanh nghiệp tham gia thực hiện và thu lại nhiều kết quả tích cực.
 
cat nhiem man 1

Theo kết quả tổng hợp, từ năm 2013 đến nay, Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Quốc phòng và UBND các tỉnh đã lập và phê duyệt 40 dự án với khối lượng cát nhiễm mặn tận thu khoảng 250 triệu m3. Bộ Xây dựng đã tổ chức kiểm tra 40 dự án và có văn bản hướng dẫn 38 dự án với khối lượng 45,4 triệu m3 bằng 18,16% khối lượng đã được phê duyệt của các Bộ, ngành địa phương. Hiện tại có 21 dự án đã triển khai nạo vét và xuất khẩu cát nhiễm mặn, còn lại 17 dự án chưa triển khai.

Tuy nhiên, công tác lập, thẩm định, phê duyệt của một số dự án và lựa chọn đơn vị thực hiện dự án còn bất cập và hạn chế, chưa chọn được đơn vị có đủ năng lực triển khai dự án nên thời gian thực hiện kéo dài.

Công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường chưa lường hết được tác động phức tạp của quá trình nạo vét đến môi trường. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong công tác kiểm tra, giám sát, trao đổi thông tin số liệu về khối lượng cát nhiễm mặn xuất khẩu của các dự án còn chưa thường xuyên.

Công tác phổ biến tuyên truyền về chủ trương xã hội hóa việc nạo vét chưa kịp thời và đầy đủ, chưa công khai minh bạch trong việc thực hiện dự án để tạo sự đồng thuận. Bên cạnh đó, do năng lực có hạn, nên việc tổ chức triển khai thực hiện các dự án còn kéo dài; chưa chấp hành nghiêm túc, đầy đủ các quy định trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; chưa cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho cơ quan báo chí để nắm rõ mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện dự án. Dẫn đến tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước với diễn biến phức tạp, hoạt động công khai gây bức xúc trong dư luận.
 
cat nhiem man DD

Về các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác cát trên thực tế cho thấy, vi phạm chủ yếu là hoạt động không đúng địa điểm, khai thác vượt số lượng được cấp phép, không thực hiện đầy đủ thủ tục về đánh giá tác động môi trường, không ký quỹ cải tạo và phục hồi môi trường, không giám sát môi trường xung quanh, không thực hiện đầy đủ phương án bảo đảm an toàn giao thông.

Nhằm khắc phục, chấn chỉnh hoạt động khai thác cát và để có căn cứ chỉ đạo về chủ trương sử dụng cát nhiễm mặn tận thu từ các dự án nạo vét khơi thông luồng tại cửa sông, cảng biển và tăng cường công tác quản lý các dự án nạo vét khơi thông luồng tại các cửa sông, cảng biển. Mới đây Bộ Xây dựng đã có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Bộ Tài nguyên và Môi trường có báo cáo về tình hình và dự báo khả năng bồi lắng cát tại các luồng lạch, cửa sông cửa biển.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan sớm hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định về Quy chế quản lý hoạt động nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải và vùng nước cảng biển.

Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh nghiên cứu sử dụng cát nhiễm mặn phục vụ cho xây dựng trong nước; xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn sử dụng cát nhiễm mặn làm vật liệu xây dựng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tình hình thực hiện các dự án nạo vét khơi thông luồng. UBND các địa phương rà soát, tính toán cân đối cung cầu cát sỏi xây dựng, cát nhiễm mặn và vật liệu san lấp.

Được biết, hiện tại cát nhiễm mặn tận thu từ dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch tại cửa sông, cảng biển chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, quy chuẩn sử dụng trong các công trình xây dựng, chủ yếu sử dụng để lấp trũng các khu vực ven biển.
 Từ khóa: vật liệu xây dựng
  • Bệnh Viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn

    Bệnh Viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn

    Được xây dựng trên diện tích 25 ha của thôn Phai Trần ( Thành phố Lạng Sơn) và một phần thuộc xã Hợp Thành ( Cao Lộc).

  • Dự án Cầu Linh Cảm Hà Tĩnh

    Dự án Cầu Linh Cảm Hà Tĩnh

    Cầu Linh Cảm được xây dựng bằng BTCT và BTCT DƯL vĩnh cửu, có chiều dài 370m bắc qua sông La nằm trên QL15A tại địa phận Huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh.

  • Công trình thuỷ điện Sơn La

    Công trình thuỷ điện Sơn La

    Dự án Thủy điện Sơn La với công suất lắp đặt 2.400 MW (gồm 6 tổ máy, mỗi tổ máy 400MW) là bậc thang thứ 2 nằm trên sông Đà (sau thủy điện Lai Châu và...

  • Dự án chung cư 125 Hoàng Ngân

    Dự án chung cư 125 Hoàng Ngân

    Tổ hợp Hoàng Ngân Plaza tọa lạc tại số 125 Phố Hoàng Ngân, phường Trung Hòa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. được thiết kế hài hòa là sự kết hợp...

  • Khu biệt thự cao cấp Tây Đô Villas

    Khu biệt thự cao cấp Tây Đô Villas

    Tây đô Villas nằm trong khuôn viên của khu đô thị Dương Nội có tổng diện tích là 109.9ha, trong đó tổng diện tích của khuôn viên 1959 căn biệt thự là...

  • Trung tâm thương mại và phố chợ Đô Nghĩa

    Trung tâm thương mại và phố chợ Đô Nghĩa

    Nằm trong tổng thể khu đô thị mới Dương Nội, tiếp giáp giữa giao lộ Đường Vành đai 4 và đường Lê Văn Lương kéo dài. Trung tâm thương mại Phố chợ Đô...

Video