VCBS: dự báo giá thép sẽ tiếp tục giảm nhẹ trong năm 2018
- Thứ hai - 29/01/2018 08:57
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo VCBS, chính sách giảm nguồn cung của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến giá thép năm 2018 vì nguồn cung tại Australia vẫn dồi dào.
Ảnh hưởng của chính sách giảm nguồn cung tại Trung Quốc trong dài hạn là không đáng kể
Trung Quốc công bố kế hoạch cắt giảm 33 triệu tấn thép trong mùa đông 2017 - 2018 tại các tỉnh phía bắc để hạn chế khí thải. Vì vậy, sản lượng sẽ giảm chủ yếu trong quý I/2018.
Tuy nhiên, VCBS cho rằng tác động của chính sách đó lên giá thép không cao. Thứ nhất, đầu năm là kỳ nghỉ lễ, và thời tiết rét lạnh, do đó nhu cầu ở mức thấp, việc cắt giảm nguồn cung sẽ không có tác động quá lớn lên thị trường.
Thứ hai, tổng sản lượng Trung Quốc giảm tương đương với 2,9% tổng công suất cả nước. Trong điều kiện tỷ lệ huy động công suất của Trung Quốc chỉ đang ở mức 77% (tạm ước tính theo số liệu tháng 9), nguồn cung hoàn toàn có thể bù đắp nhờ các nhà sản xuất lớn tăng cường vận hành lên 100% công suất thiết kế, VCBS nhận định. Ngoài ra, các nhà máy bị cho đóng cửa bao gồm những nhà máy đã ngưng hoạt động.
Thứ ba, Trung Quốc có xu hướng đầu tư sản xuất thép mạnh mẽ tại nước ngoài, với các dự án tại Đông Nam Á (công suất 3,1 triệu tấn), Nam Phi (công suất 5 triệu tấn). Điều này đồng nghĩa với việc nguồn cung sẽ sớm phục hồi một phần, nhưng phân tán ở nhiều thị trường, theo VCBS.
Giá thép sẽ giảm nhẹ trong năm 2018
VCBS dự báo, giá thép cây năm 2018 có thể giảm về 11,07 triệu đồng/tấn vì chính sách giảm công suất của Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới nguồn cung, trong khi nguồn cung thép giá rẻ tại Australia rất dồi dào. Hơn nữa, biên lợi nhuận ròng của các nhà sản xuất tại Trung Quốc đã ổn định trở lại sau khi nguồn cung dần được cân đối.
Diễn biến giá thép trong nửa cuối năm 2017
Giá nguyên liệu thép giảm trở lại trong cuối quý III trong khi giá thép phế ổn định ở 300 USD/tấn.
Giá quặng sắt tăng mạnh trong đầu quý III lên gần 80 USD/tấn do Trung Quốc tăng cường nhập hàng để sản xuất, tích tồn kho để có đủ lượng hàng cung ứng trong quý IV khi chính phủ bắt đầu thực hiện kế hoạch giảm nguồn cung. Tuy nhiên, giá sau đó đã giảm mạnh về khoảng 62 USD/tấn trong tháng 10. Đáng chú ý, chênh lệch giữa giá quặng hàm lượng 62% và 58% ngày càng lớn do xu hướng chuyển sang quặng chất lượng cao để tiết kiệm nguyên liệu than tại Trung Quốc.
Giá bán thép tăng mạnh trước kỳ vọng nguồn cung bị siết chặt trong ngắn hạn
Giá bán thép nội địa cũng tăng liên tiếp qua các tháng, đạt 12,4 triệu đồng/tấn trong cuối quý III (tăng 19% kể từ đầu năm đến nay). Lo ngại nguồn cung thiếu hụt khi Trung Quốc giảm nguồn cung, các doanh nghiệp phân phối thép tăng sản lượng trữ kho khiến nhu cầu tăng đột biến.
Đồng thời, hoạt động đầu cơ trên thị trường hàng hóa cũng diễn ra tích cực hơn trước thông tin này, khiến giá các hợp đồng nguyên liệu tăng cao.
Sản lượng bán hàng nội địa tiếp tục tăng trưởng
Sản lượng tiêu thụ toàn ngành trong tháng 9 tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, tốc độ tiêu thụ thép xây dựng và ống thép đã chậm lại, chỉ đạt lần lượt 14,9% và 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái, khá thấp so với con số trong vòng hai năm trở lại đây. Trong khi đó, sản lượng tôn mạ và cuộn cán nguội (CRC) tiếp tục duy trì tăng trưởng trên 32%.
Trung Quốc công bố kế hoạch cắt giảm 33 triệu tấn thép trong mùa đông 2017 - 2018 tại các tỉnh phía bắc để hạn chế khí thải. Vì vậy, sản lượng sẽ giảm chủ yếu trong quý I/2018.
Giá thép sẽ giảm nhẹ trong năm 2018.
Tuy nhiên, VCBS cho rằng tác động của chính sách đó lên giá thép không cao. Thứ nhất, đầu năm là kỳ nghỉ lễ, và thời tiết rét lạnh, do đó nhu cầu ở mức thấp, việc cắt giảm nguồn cung sẽ không có tác động quá lớn lên thị trường.
Thứ hai, tổng sản lượng Trung Quốc giảm tương đương với 2,9% tổng công suất cả nước. Trong điều kiện tỷ lệ huy động công suất của Trung Quốc chỉ đang ở mức 77% (tạm ước tính theo số liệu tháng 9), nguồn cung hoàn toàn có thể bù đắp nhờ các nhà sản xuất lớn tăng cường vận hành lên 100% công suất thiết kế, VCBS nhận định. Ngoài ra, các nhà máy bị cho đóng cửa bao gồm những nhà máy đã ngưng hoạt động.
Thứ ba, Trung Quốc có xu hướng đầu tư sản xuất thép mạnh mẽ tại nước ngoài, với các dự án tại Đông Nam Á (công suất 3,1 triệu tấn), Nam Phi (công suất 5 triệu tấn). Điều này đồng nghĩa với việc nguồn cung sẽ sớm phục hồi một phần, nhưng phân tán ở nhiều thị trường, theo VCBS.
Giá thép sẽ giảm nhẹ trong năm 2018
VCBS dự báo, giá thép cây năm 2018 có thể giảm về 11,07 triệu đồng/tấn vì chính sách giảm công suất của Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới nguồn cung, trong khi nguồn cung thép giá rẻ tại Australia rất dồi dào. Hơn nữa, biên lợi nhuận ròng của các nhà sản xuất tại Trung Quốc đã ổn định trở lại sau khi nguồn cung dần được cân đối.
Diễn biến giá thép trong nửa cuối năm 2017
Giá nguyên liệu thép giảm trở lại trong cuối quý III trong khi giá thép phế ổn định ở 300 USD/tấn.
Giá quặng sắt tăng mạnh trong đầu quý III lên gần 80 USD/tấn do Trung Quốc tăng cường nhập hàng để sản xuất, tích tồn kho để có đủ lượng hàng cung ứng trong quý IV khi chính phủ bắt đầu thực hiện kế hoạch giảm nguồn cung. Tuy nhiên, giá sau đó đã giảm mạnh về khoảng 62 USD/tấn trong tháng 10. Đáng chú ý, chênh lệch giữa giá quặng hàm lượng 62% và 58% ngày càng lớn do xu hướng chuyển sang quặng chất lượng cao để tiết kiệm nguyên liệu than tại Trung Quốc.
Giá bán thép tăng mạnh trước kỳ vọng nguồn cung bị siết chặt trong ngắn hạn
Giá bán thép nội địa cũng tăng liên tiếp qua các tháng, đạt 12,4 triệu đồng/tấn trong cuối quý III (tăng 19% kể từ đầu năm đến nay). Lo ngại nguồn cung thiếu hụt khi Trung Quốc giảm nguồn cung, các doanh nghiệp phân phối thép tăng sản lượng trữ kho khiến nhu cầu tăng đột biến.
Đồng thời, hoạt động đầu cơ trên thị trường hàng hóa cũng diễn ra tích cực hơn trước thông tin này, khiến giá các hợp đồng nguyên liệu tăng cao.
Sản lượng bán hàng nội địa tiếp tục tăng trưởng
Sản lượng tiêu thụ toàn ngành trong tháng 9 tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, tốc độ tiêu thụ thép xây dựng và ống thép đã chậm lại, chỉ đạt lần lượt 14,9% và 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái, khá thấp so với con số trong vòng hai năm trở lại đây. Trong khi đó, sản lượng tôn mạ và cuộn cán nguội (CRC) tiếp tục duy trì tăng trưởng trên 32%.
Sưu tầm